Nội Dung
Hệ thống cống dẫn thải từ nhà ra đường ống tiêu thoát công cộng được thiết kế để chảy xuôi từ nhà ra. Tuy nhiên, nó chỉ đạt được khi nước trong cống thoát bên ngoài ở tình trạng không bị đầy. Còn khi bị ngập do mưa như mỗi lần ở đa phần các tuyến phố tại Hải Dương. Sự ảnh hưởng của ngập nước lên hệ thống cống thải rất đáng báo động.
Những tác động xấu của nó đến hệ thống cống thoát trong nhà này như thế nào? Hãy bỏ chút thời gian tìm hiểu để có biện pháp xử lý kịp thời.
1/ Ảnh hưởng của ngập nước với cống nhìn thấy ngay
Khi nước ngập ở những trận mưa tại TP Hải Dương. Toàn bộ hệ thống đường xá như Nguyễn Lương Bằng, Phạm Ngũ Lão, Tuệ Tĩnh… đều bị tê liệt. Hầu như nơi nào nước cũng lên cao hơn so với mặt đường từ 20cm đến 40cm. Đồng nghĩa với việc các cống thoát từ trong nhà cũng đang ngập trong nước.
Đương nhiên, khi đó nhà bạn vẫn xả nước như bình thường. Bởi trong nhà, từ những vị trí ống thoát thấp nhất là khu tầng 1 của nhà vẫn cao hơn bên ngoài. Do vậy bạn nhìn thấy nước vẫn thoát khỏi các thiết bị vệ sinh.
Tuy nhiên, thực tế chất thải đó lại không đi được hẳn ra bên ngoài. Mà nó sẽ bị giữ lại ở bên trong đường ống. Như vậy, bản thân các loại chất thải đặc hay rắn đều cực khó thoát ra bên ngoài. Tạo điều kiện tốt cho hiện tượng tắc cống xảy ra.
Điều tiếp đến đó là khả năng rác thải bên ngoài đường bị cuốn theo nước mưa ngập đi ngược vào cống. Điều này bạn sẽ thấy ngay nếu sau mỗi trận mưa bạn đi ra ngoài nhìn vào đường thoát của cống. Có một số trường hợp sẽ bị tắc nghẹt ngay do rác vào quá nhiều.
Khi đó lại cần đến đội thông tắc cống tại Hải Dương mới xử lý được.
Những tác động xấu nhìn thấy ngay của việc bị ngập nước
Ảnh hưởng của ngập nước đến hệ thống cống chúng ta nhìn thấy ngay được đó là:
- Rác thải chui ngược vào cống từ đầu thoát bên ngoài.
- Toàn bộ chất thải được thả xuống khi đang ngập sẽ bị giữ lại trong lòng cống.
- Xảy ra hiện tượng thoát nước chậm hơn, có tình trạng tăm bọt khi xả nhiều.
- Mùi hôi thối thường bốc lên.
2/ Tác động về lâu dài của ngập nước đến hệ thống cống.
Ngoài ảnh hưởng của ngập nước mà chúng ta nhìn thấy ngay. Có rất nhiều tác động xấu khác mà chúng ta không biết được. Chỉ có những người từng bị ảnh hưởng nặng mới biết và rút kinh nghiệm. Đó là những tình huống ra làm sao?
+ Làm hư hại đến cống.
Có rất nhiều những tác động lên thành cống mỗi khi nước bị ngập. Theo suy đoán, chúng ta có thể dễ nhận thấy những tác động sau lên đường cống ở những vị trí bị ngập gồm:
- Nước từ bên ngoài tạo sóng đập vào thành cống.
- Những lần thải nước từ bên trong nhà dội xuống lại nén ngược lại lực nước từ bên ngoài vào. Khiến vị trí mặt nước ngập bên trong sẽ dồn lên thành ống.
- Các loại chất thải sắc, nhọn trôi cùng nước cũng va quệt với cống. Gây các vết lõm. Nó khiến sau này ma sát giữa thành cống với chất thải tăng cao. Làm cho cống dễ giữ bẩn và nhanh bị tắc hơn nhiều.
- Những loại rác thải như cành cây, các loại dạng thanh dài… Thường sau khi vào sẽ bị giữ lại bên trong. Đó là một loại vật giữ rác thải sinh hoạt hàng ngày vô cùng hiệu quả. Khi nó ngăn được nhiều rác cũng gây hiện tượng tắc cục bộ.
+ Loại bỏ các mảng bám – chất thải dính bên trong ống.
Đâu phải nó không có mặt tốt. Tuy tác hại nhiều nhưng nó cũng vẫn giúp một số trường hợp làm sạch đường ống. Nhất là với những nhà đang có lượng mùn lắng ở lòng cống lớn. Các loại rác thải chưa liên kết chặt với cống… Gặp nước sẽ bị rửa trôi.
Khi nước rút, nó cũng mang một lượng không nhỏ các loại mùn này ra bên ngoài. Bởi bạn biết nước ngập cũng chỉ vào được lòng cống nằm song song với mặt đất mà thôi. Nhưng nơi này lại là nơi trữ nhiều bùn – mùn thải nhất.
+ Mang cát sỏi vào bên trong cống.
Lợi thì ít, hại thì nhiều khi nói đến sự ảnh hưởng của ngập nước với cống thoát.
Ai cũng biết trên đường có nhiều loại chất thải nặng như cát, sỏi, kim loại… Nước ngập sẽ cuốn chúng đi xuống cống. Mùn nhẹ có thể bị dao động của nước làm vẩn lên hòa vào nước để thoát ra ngoài. Còn với cát sỏi sẽ không thể như vậy được. Nó sẽ cứ bị giữ ở dưới lòng cống thôi.
Nhóm cát sỏi hay chất thải khó phân hủy khi đã nằm dưới lòng cống sẽ tạo ra lớp dưới đáy dày hơn theo thời gian. Như vậy nó sẽ dần dần gây khó khăn cho việc thoát nước. Nước bị giữ lại lâu ở đây sẽ hình thành rong rêu và tảo… Khiến cho cống càng dễ tạo lớp dày hơn tiếp nữa.
Nếu bạn không nạo hút – vét bùn đi thường xuyên thì còn nhiều việc xảy ra hơn nữa.
Trên đây là những ảnh hưởng của ngập nước khi mưa. Một hiện trạng rất đau đầu với người dân tại TP Hải Dương nói chung. Nó còn làm ngưng chệ và cản trở giao thông nữa. Điều mà bất kỳ ai gặp phải cũng chán nản như: Chết máy, mất biển số, nước vào trong máy…