Nội Dung
Nếu ước tính lượng nước và chất thải phân hủy được cũng như không phân hủy được mỗi ngày rơi xuống bể là rất nhiều. Với mỗi hộ gia đình từ 3 đến 4 người thì hàng ngày khối lượng phải rơi vào khoảng 0.3 m3. Vậy tại sao bể chỉ có 3m3 đến 5m3 mà nó lâu đầy vậy? Nguyên lý hoạt động của bể phốt như thế nào mà đảm bảo được điều ấy?
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn hiện nay
Trước khi đi vào tìm hiểu nguyên lý hoạt động của loại bể phốt này. Bạn cần biết bể phốt 3 ngăn là gì và thiết kế của loại bể này chuẩn kỹ thuật xây dựng hiện nay. Vấn đề này, bạn đọc tại: Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Trong bài viết này, chúng tôi đã nói rất kỹ lưỡng về cách đặt ống, chia thể tích các ngăn trong kỹ thuật xây lắp rồi.
Bạn cần nắm được trong vấn đề này là hệ thống tự hoại được phân ra làm nhiều phần, gồm:
- Thiết bị vệ sinh: Bồn cầu, chậu rửa, hố thoát sàn…
- Đường ống dẫn thải
- Bể tự hoại
- Đường ống thông nhau giữa các ngăn trong bể
- Ống thông hơi và ống thoát nước thải sạch.
Sơ đồ đường đi của chất thải
Mọi chất thải như phân, nước tiểu, chất thải sinh hoạt… từ các thiết bị như toilet, chậu rửa bát, rửa mặt, lỗ thoát sàn… Sẽ đi qua đường ống dẫn thải để xuống bể phốt.
Tại ngăn chứa đầu tiên của bể phốt. Chất thải tươi bao giờ cũng lơ lửng trên bề mặt của hỗn hợp bên trong. Bởi nó còn chứa nhiều hữu cơ nên nhẹ hơn mùn đã phân hủy. Khi chất thải tươi này theo thời gian sẽ bị phân hủy đi. Chất cặn bẩn khó phân hủy sẽ lắng xuống đáy bể. Hỗn hợp chất lỏng còn lại sẽ trôi theo ống thông nhau đi qua các ngăn còn lại để lọc nốt. Cuối cùng nước sạch được đẩy ra ngoài.
Hãy nhìn ảnh sơ đồ sau
Cụ thể nguyên lý hoạt động của bể phốt
Trong nguyên lý hoạt động của hệ thống tự hoại. Thiết bị vệ sinh chỉ như cửa vào của mọi loại chất thải xuống bể tự hoại. Còn ống dẫn thải như cầu nối dẫn đường cho chất thải rơi xuống đúng vị trí cần đến ở hệ thống tự hoại. Quan trọng nhất là quá trình phân hủy nội bên trong các ngăn chứa.
Nhờ có quá trình phân hủy như vậy thì bể của chúng ta mới sử dụng được lâu thời gian như vậy.
Khi bạn đọc xong phần thiết kế bể tự hoại ở trên. Trong đoạn phân lớp chất thải ở các ngăn chúng ta thấy: Chất thải bên trong dựa vào trọng lượng để phân lớp. Lớp nặng nhất là mùn phân hủy rồi, chất rắn nằm ở đáy, sau đó đến cặn tươi. Lớp thứ 3 là loại phân hủy gần hết và lớp trên cùng là những loại váng mỡ, những loại dầu nổi được trên mặt nước…
Nguyên lý phân lớp dựa theo trọng lượng tự nhiên này rất hiệu quả.
Đồng thời, dựa vào việc kỵ khí ở môi trường kín và tối. Nó khiến các vi khuẩn bên trong hoạt động mạnh mẽ hơn. Thúc đẩy nó “ăn” các chất hữu cơ và bỏ lại những chất không phân hủy được. Đây là điều quan trọng nhất. Nó biến khối lượng của chất thải từ nhiều thành ít dần.
Kết hợp với việc tràn nước đã qua bay mùi và khử khuẩn ra môi trường. Đây là lý do giúp chúng ta sử dụng bể tự hoại nhiều năm mới phải gọi hút bể phốt tại Hải Dương đến.
Những loại chất thải nào bị giữ lại và chất nào bị mất đi?
Nghe câu hỏi thì có vẻ không liên quan nhiều đến chủ đề nguyên lý hoạt động của bể phốt. Nhưng thực chất nó lại là một phần bên lề của quá trình này. Vì khi phân hủy chất thải nó sẽ bị mất đi rất nhiều chất dễ phân hủy. Còn lắng lại là những chất không phân hủy được hoặc cực khó phân hủy.
Chất khó phân hủy – lắng xuống đáy bể:
Những chất này là tác nhân của việc đầy bể phốt. Vì nó không phân hủy được nên qua năm tháng nó cứ đầy dần lên, chiếm mất thể tích của ngăn chứa trong bể. Tạo ra các hiện tượng đầy bể phốt mà bạn dễ nhận ra. Nếu bạn chưa bị đầy bể phốt lần nào. Hãy tìm hiểu những dấu hiệu đầy bể phốt để biết là khi nào nhà mình bị đầy.
Nó gồm các loại rác sinh hoạt sau:
- Phân, nước tiểu
- Các loại cuống rau, mỡ động thực vật, thức ăn thừa… từ chậu rửa bát rơi xuống
- Các chất vô cơ vô tình rơi xuống cống thoát
- Một số loại chất hóa học, cát, sỏi….
(Trong phân và các loại thực phẩm chứa một lượng ít chất khó phân hủy)
Các chất phân hủy tiêu ngay trong bể chứa
Là toàn bộ các loạt chất hữu cơ có trong phân, đồ thực phẩm. Những loại này sẽ bị vi khuẩn bên trong làm thức ăn hàng ngày. Nhờ đó nó được tiêu hao đi theo ý muốn của con người.
Nhìn vào phần trên thì thấy. Loại chất khó bị phân hủy rất ít mà chủ yếu là các chất hữu cơ có khả năng phân hủy. Vừa là do con người dùng các loại lưới lọc rác trc khi chất thải đi xuống cống. Vừa là việc sinh hoạt hàng ngày của chúng ta cũng ít có các loại vô cơ nhỏ để chui lọt qua cống. Nên tỷ lệ chất thải phân hủy được + nước chiếm đến 95%.