Nội Dung
Khi xã hội ngày càng phát triển về công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nó giúp cho chúng ta lao động nhàn hơn, tạo ra năng suất cao hơn nhiều lần. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó. Và mặt trái của việc phát triển công nghiệp cho Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung đó là sự ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Điều này làm ảnh hưởng rất nặng nề đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người. Hãy cùng phân tích, đánh giá về việc này. Để cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống. Tiện nghi nhưng vẫn cần đảm bảo sạch – thoáng.
Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi theo chiều hướng kém đi của chất lượng môi trường, hay còn được gọi là môi trường bị bẩn. Nó do tác động chính của con người trong sản xuất – sinh hoạt cùng một số tác động tự nhiên khác. Khiến cho những tính chất vật lý, hóa học, sinh học…. của môi trường bị biến đổi. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và động thực vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm được phân ra làm nhiều loại. Trong đó phổ biến nhất chúng ta thường biết đến là:
- Ô nhiễm môi trường đất
- Ô nhiễm môi trường không khí
- Và ô nhiễm môi trường nước
Ngoài 3 loại ô nhiễm chính đó ra, còn có những loại mà chúng ta ít để ý đến hơn như: Ô nhiễm sóng, ô nhiễm phóng xạ, tiếng ồn, ánh sáng….
Để hiểu rõ về từng loại ô nhiễm này hơn. Bạn tham khảo tại: https://vi.wikipedia.org/ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm cho môi trường hiện nay đó là tác động của con người trong việc sản xuất công nghiệp hóa. Cùng với việc áp dụng sinh hoạt không đúng quy định. Trong đó, đáng nói nhất và cần lên án đó là:
1/ Về mặt công nghiệp hóa trong sản xuất
Các nhà máy sản xuất ô ạt mọc lên như nấm hiện nay. Nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, Thái Lan… Nền công nghiệp được mở ra nhưng lại không có biện pháp quy hoạch kịp thời. Hoặc không có hướng xử lý các loại chất thải là khí, chất thải rắn, chất thải hóa học độc hại… ra môi trường.
Một nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn Hải Dương
Mọi người chỉ cần bước ra đường nhìn xa xa một chút là ở bất kỳ đâu hiện nay cũng có thể nhìn thấy những ống khói xả thẳng lên trời. Một vài những đường ống dẫn chất thải ra sông ngòi mà nhìn nguồn nước vẫn còn chứa nhiều hóa chất độc hại…
Tất cả các loại khói bụi công nghiệp, nước thải công nghiệp đều ảnh hưởng nặng nề đến không khí, đất, nước.
- Khói bụi công nghiệp xả thẳng vào môi trường
- Nước thải sản xuất không qua bể xử lý trước khi đưa ra môi trường
- Bảo quản hóa chất, các loại nguyên liệu hóa học không đúng cách
- Không đảm bảo vệ sinh an toàn trong sản xuất
- Xả rác thải công nghiệp bừa bãi ra môi trường.
2/ Về ý thức sinh hoạt của con người
Trong cuộc sống hàng ngày. Sự chủ quan và ít tìm hiểu về tác động của những thói quen xấu gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống xung quanh chúng ta. Cũng đã góp phần tăng sự ô nhiễm môi trường lên cấp độ cao hơn.
- Xả rác thải bừa bãi – không phân loại – không bỏ đúng nơi quy định
- Không thường xuyên làm sạch đường ống dẫn thải – hút mùn thải trong bể tự hoại
- Bỏ quá nhiều đồ ăn thừa
- Sử dụng các loại bếp than tổ ong, bếp củi
- Chặt phá rừng – phá hủy cây xanh. (dùng đồ gỗ tự nhiên quá nhiều cũng là một điều cần lên án).
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Những thói quen sinh hoạt nhỏ nhặt hàng ngày cũng có tác động xấu đến môi trường.
Hậu quả của việc gây ô nhiễm đến môi trường
Đây là một phần rất rộng, chúng ta sẽ phân tích ở một phần lớn hơn bên dưới. Nhưng chúng tôi chỉ muốn nói chung đó là nó gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Và đối tượng bị tác động nặng nề nhất chính là con người chúng ta. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ môi trường nhé.
Những tác hại của ô nhiễm về môi trường tại Việt Nam
1/ Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí
Không khí là một yếu tố đảm bảo sự sống cho con người, động vật và thực vật trên toàn quốc. Bạn thử tưởng tượng một ngày không khí không còn đủ cho chúng ta hít thở. Nó sẽ mang đến hậu quả như thế nào. Chắc không nói ra nhưng ai cũng biết rồi phải không ạ.
a/ Đối với con người:
Con người hít thở không khí vào phổi tạo ra quá trình hô hấp. Nếu giờ đây, không khí chứa nhiều độc tố nó sẽ kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch – hô hấp. Suy yếu cơ thể và làm chúng ta cảm giác lúc nào cũng yếu và chóng mặt.
Tác động của những khí thường sinh ra trong sản xuất công nghiệp hoặc trong sinh hoạt không đúng cách.
+ Các loại khí đốt từ than, dầu, quặng sunfua… đều sinh ra SO2, một loại chất gây ức chế hoạt động của phổi, hòa tan trong máu tạo ra độc. Các bệnh về hen, xuyễn, suy hô hấp… hầu hết đều do chúng ta nhiễm độc tố gốc này vào cơ thể.
+ CO kết hợp với Hb trong máu. Làm giảm khả năng vận chuyển máu đi nuôi cơ thể.
+ NO2: Hít vào gây tổn thương niêm mạc phổi rất lớn.
+ NH3 đậm đặc: Nếu tiếp xúc với NH3 nồng độ khoảng 1500mg/m3 trở lên trong thời gian từ 30p – 1h sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
+ H2S: Gây thiếu hụt O2, rất nguy hiểm đến tính mạng
+ Các chất hữu cơ bay hơi (VOCs) như benzen, toluene, xylene… gây viêm đường hô hấp cấp tính.
Ngoài những chất đó ra, còn có chì, thủy ngân, khí radon… cũng đều có thể lơ lửng trong không khí gấy nguy hiểm đến tính mạng.
b/ Đối với động vật và thực vật
Động vật cũng giống như con người. Hầu như những tác động của ô nhiễm môi trường không khí vào con người như thế nào thì động vật cũng chịu chung như vậy. Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng ở thêm một số điểm như là:
- Thiếu nguồn thức ăn do môi trường bị tàn phá
- Mất đi chỗ sống – cư trú ổn định…
Còn với thực vật. Khi công nghiệp hóa, ô nhiễm không khí sẽ làm nhiệt độ tăng lên cao. Thực vật khó sống và khó quang hợp hơn. Nó dần bị chết đi, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Nhiều chất độc hại tác động vào thực vật khiến ức chế quá trình hút nước và dưỡng chất. Làm suy giảm khả năng quang hợp – hô hấp của cây trong những giai đoạn nhất định. Nếu khu vực nào khói ô nhiễm dày đặc. Bạn sẽ thấy hiện tượng cây bị khô lá và chết dần đi.
2/ Tác hại của ô nhiễm môi trường nước
Nguồn nước rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Từ nuôi sống chúng ta, đến sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất, trồng trọt đến nuôi dưỡng hệ sinh thái.
Khi nguồn nước bị ô nhiễm. Nó sẽ có tác hại vô cùng lớn đến mọi cá thể trên toàn cầu. Tại Việt Nam, nổi tiếng về ô nhiễm nguồn nước đang nổi lên như cồn đó là khu Fomusa ở Hà Tĩnh, trung tâm Hà Nội, TPHCM và nhiều vị trí tập trung khu công nghiệp nặng khác nữa.
a/ Đối với thực vật
Vấn đề này không cần nói nhiều mọi người cũng nắm được. Vì dinh dưỡng chính nuôi sống cây đều phải thông qua hòa tan vào nước. Nếu nguồn nước chứa nhiều chất độc thì cây thường sẽ có những hiện tượng sau:
- Phát triển chậm, cho năng suất kém hoặc phẩm chất của quả kém.
- Bị cằn cỗi – kém tuổi thọ
- Chết vì khô trong khi sống ngay gần nguồn nước.
- Biến đổi gen
b/ Đối với động vật – con người
Con người và động vật bị ảnh hưởng bởi nguồn nước cũng giống nhau về hầu hết mọi mặt. Những chất độc hại khi tiếp xúc được với cơ thể qua đường ăn uống hoặc tắm rửa sẽ thường mang đến các loại bệnh về tiêu hóa – tiêu chảy cấp – mất nước hoặc bệnh ngoài da.
Một số nơi bị ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng còn khiến con người bị ung thư… Vì nguồn nước nó có khả năng hòa tan vô hạn với nhiều phức hợp chất hóa học.
+ Chì: Làm ức chế thần kinh trung ương, gây ảnh hưởng lớn đến sản phụ như hỏng thai, dọa sẩy…
+ Asen: Loại chất gây ô nhiễm phức tạp dễ tan trong nước. Nó cũng khó bị lọc bằng những biện pháp thông thường. Với hàm lượng 0.1mg/l trở lên của asen trong nước. Sẽ gây cho chúng ta hiện tượng nhiễm độc hệ tuần hoàn.
+ Các loại chất thải rắn có trong nước gây kích ứng da. Tạo ra các loại bệnh như vàng da, ghẻ, ngứa… Hoặc nó được lưu trữ lâu ngày trong cống ẩm – tối còn là nơi lý tưởng cho ruồi, muỗi, côn trùng độc hại phát triển. Vào mùa mưa dễ gặp phải bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm tính mạng
3/ Tác hại của ô nhiễm môi trường đất
Cho đến nay, chưa nhìn thấy hết được sự ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm nguồn đất đến động vật, thực vật và con người. Bởi lẽ nó tiềm ẩn quá lớn những nguy cơ mà không lường trước được.
Đơn giản thì nó làm cây kém phát triển, con người và động vật bị các bệnh ngứa ngoài da. Còn nặng hơn là cây chết, động vật – con người cũng bị chết vì lây nhiễm độc.
Tác động của môi trường đất khi bị ô nhiễm lên thực vật có lẽ khá giống với ô nhiễm môi trường nước. Nhưng nặng nề hơn và lâu dài hơn. Khi đất đã nhiễm bẩn, cây chết đi và không thể mọc lên loại cây nào khác ở khu vực đó nữa. Bạn có thể kiểm chứng.
Đối với con người – động vật
Nó được sinh ra từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, nông nghiệp. Trong đó được chia làm 3 loại chính là hóa học, vật lý và sinh học. Bởi trong thành phần của đất có thể ảnh hưởng toàn bộ đến cả 3 mặt trên với con người chúng ta.
+ Hóa học: Đây là tác động lớn nhất và có lẽ là nguy hiểm nhất từ đất đến con người. Trong đất có những loại chất hóa học bị nhiễm bẩn. Sẽ tác động trực tiếp đến cơ thể con người nếu tiếp xúc trực tiếp.
+ Vật lý: Đây là chỉ tác động về mặt cơ. Khi đất chứa nhiều loại quặng bẩn sẽ rất dễ gây tổn thương về da, về niêm mạc của các nội tạng bên trong. Từ đó sinh ra các loại bệnh tật khác nhau mà chúng ta chưa lường được nó biến chuyển ra sao
+ Mặt sinh học: Đó là sự biến đổi gen, sự thay đổi cấu trúc sắp xếp trong cơ thể con người. Nó có mặt tốt lẫn mặt xấu. Mặt tốt là để con người thích nghi lại điều kiện sống. Điều xấu là ảnh hưởng đến giống nòi của chúng ta.
Một số biện pháp bảo vệ môi trường sống của chúng ta
Biện pháp lớn nhất mà chúng ta cần nghĩ đến trong vấn đề bảo vệ môi trường đó là tuyên truyền nâng cao nhận thức – ý thức của mọi người trong cộng đồng. Hãy cùng chung tay đẩy lùi ô nhiễm môi trường. Nó không thuộc trách nhiệm của riêng ai mà là của cả thế giới.
Điều ấy hãy thể hiện cụ thể ngay tại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Sau đó đến trong sản xuất – lao động.
1/ Trong sinh hoạt
Thực hiện các thói quen về phân chia rác thải theo nhóm xử lý: Hữu cơ, vô cơ, rác hóa học. Bỏ chúng vào đúng nơi quy định.
Thực hiện xây dựng – lắp đặt hệ thống tự hoại trong nhà đạt chuẩn. Tránh tràn chất thải chưa được phân hủy ra môi trường xung quanh. Vừa gây mùi vừa làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước
Tin liên quan: Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn
Liên tục cải thiện bằng cách thông rửa hệ thống đường nước thải trong nhà. Tránh nguy cơ nhiễm bệnh do các con côn trùng sống ở nơi điều kiện bẩn thỉu. Đảm bảo không gian sống luôn sạch -thoáng mát. Hạn chế sử dụng những loại hóa chất độc hại.
2/ Trong sản xuất công nghiệp
Đây là điều gây nhức nhối trong xã hội. Bởi hầu như doanh nghiệp nào cũng tìm cách nọ cách kia để trốn không phải xử lý chất thải công nghiệp mà mình xả ra trước khi đưa ra môi trường. Nhằm giảm chi phí trong sản xuất – thu lợi nhuận cao hơn.
Cần có những ban quản lý – kiểm tra nghiêm ngặt những vấn đề này. Áp dụng những hình phạt cao – những biện pháp cứng rắn mang tính răn đe với các doanh nghiệp vẫn coi nhẹ bảo vệ môi trường. Gây ô nhiễm môi trường trực tiếp.
Sớm đưa ra được quy định chung và tốt nhất cho bảo vệ môi trường trong sản xuất.
Nâng cao ý thức về môi trường cho tất cả cán bộ – công nhân viên trong công ty – xí nghiệp.
3/ Trong sản xuất nông nghiệp
Việt Nam vẫn đang là nước có nền sản xuất nông nghiệp lớn trên thế giới. Nhưng cũng vì vậy mà chúng ta phải biết cách nâng cao chất lượng và giá thành của nông sản. Và nâng cao chất lượng nông sản là điều chắc chắn cần làm nếu bạn muốn đạt được điều đó.
Nâng cao chất lượng nông sản cần nâng cao kỹ năng trồng trọt, cải thiện và bảo vệ những tác động từ tự nhiên đến cây trồng. Đó là nguồn nước, không khí và đất.
- Bỏ những vỏ thuốc hóa học vào hố rác quy định.
- Không nên sử dụng những loại thuốc phun có tác hại nặng nề đến chất lượng dinh dưỡng trong đất.
- Nên lựa chọn các loại phân tự nhiên, phân hữu cơ trong trồng trọt.
Hãy cùng công ty vệ sinh môi trường Hải Dương chúng tay bảo vệ môi trường trên toàn tỉnh và toàn thế giới.