Nội Dung
Ngày nay, hầu hết mọi công trình đều đang sử dụng hệ thống bể phốt ngầm dưới lòng đất. Nên ai cũng mong muốn ít khi gặp phải tình trạng bị tắc hoặc ứ đầy. Vừa tốn tiền, thời gian mà những hệ lụy nó mang phải không ít. Nhưng cũng có những khi xây dựng lại mắc phải lỗi về cách đặt ống trong bể phốt. Nó là một trong những nguyên nhân khiến bạn lại phải phiền lòng.
Thường khi bị tình trạng như vậy. Bể phốt sẽ hay gây ra các tình trạng như:
- Mùi hôi thối bốc ngược lên trên nhà vệ sinh.
- Thường xuyên bị tắc bể chứa.
- Nhanh bị đầy và phải gọi đội hút bể phốt tại Hải Dương đến xử lý hơn.
- Một số các hệ lụy khác như: Nước thải ra chưa sạch hoạt toàn, dễ làm hư hỏng bể chứa…
Hãy xem những sai lầm đó là gì. Và chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra để tránh gặp phải những lỗi trên trong nhà mới xây của mình. Điều chỉnh ngay từ đầu để tránh phiền phức về sau.
Bể phốt thông dụng hiện nay.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại bể phốt thông dụng hiện nay. Để biết được tại sao nó lại cần phải đặt đường ống bên trong. Và loại đường ống hay đặt nhất là loại nào?
Loại bể phốt hay sử dụng nhất hiện nay là loại bể chứa 3 ngăn ở hộ gia đình và từ 3 ngăn đến 5 ngăn cho các công ty, xí nghiệp, công sở… Thay cho loại 2 ngăn cách đây 10 năm – 15 năm trước. Bởi 2 loại mới này mang lại ưu điểm tốt hơn.
Bạn có thể hiểu điều này tại: So sánh bể 2 ngăn và 3 ngăn.
Nhưng nhìn chung, tất cả các loại bể này đều được đặt ống thông nhau ở giữa các vách ngăn. Giúp cho chất lỏng thải có thể đi qua. Và hiện nay, để tiện dụng thường mọi người sử dụng loại ống nhựa chịu lực, chịu nhiệt. Nó có tuổi thọ khá tốt.
Những sai lầm về cách đặt ống trong bể phốt khiến bạn liên tục gặp phiền phức
Quả thật, sau rất nhiều năm làm dịch vụ thông hút bể phốt tại Hải Dương, chúng tôi nhận thấy việc đặt ống dẫn thải bên trong bể phốt cực quan trọng. Theo thống kê của công ty vệ sinh môi trường Hải Dương: “Cứ trung bình 100 ca đi thông tắc hệ thống tự hoại thì 40 ca bị tắc hẳn bên trong bể chứa thải”.
Con số này cho thấy tình trạng bị tắc ở trong bể phốt rất phổ biến. Và theo cách phán đoán của chúng tôi. Ngoài những nhân tố mặc định theo thời gian ra thì sẽ là một số nguyên nhân do cách đặt ống trong bể phốt. Cụ thể:
1/ Ống sử dụng có đường kính nhỏ – dễ gây tắc.
Như mọi người đều biết. Các chất thải xuống bể phốt gồm: Phân, nước tiểu – nước xả, giấy vệ sinh và nhiều đồ vật rơi xuống mà không thể thống kê được. Có thể là: thực phẩm thừa, giấy cứng, đồ chơi… Cái gì cũng có thể dễ bị rơi xuống bên dưới như vậy.
Có những loại rất mềm và nhỏ, có thể lọt qua hệ thống cống đơn giản. Nhưng cũng có những loại chất thải hay bị mắc lại bên trong ống thông đặt ở vách của bể phốt. Đó là do sự tính toán không hợp lý về đường kính của ống được đặt.
Thông thường ở đây sẽ được đặt loại ống hình chữ U ngược. Với đường kính 90mm – 110mm là hợp lý. Nó đủ để cho các loại chất lỏng chảy qua tốt nhất. Những loại chất thải mềm vẫn có thể đi qua thẳng mà không bị mắc giữa chừng.
Còn với những loại ống bé hơn. Chắc mọi người cũng biết hậu quả ra sao rồi. Không đủ cho việc trôi chất lỏng từ ngăn này sang ngăn khác ở thời gian dài. Nhất là khi nó đã có nhiều chất thải bẩn bên trong. Một số chất thải có hình khối lớn sẽ hay bị mắc lại làm tắc bể phốt.
2/ Đặt độ cao ống thông nhau không hợp lý.
Như đã nói ở trên. Hiện nay, bể phốt loại 3 ngăn và 5 ngăn đang rất được ưu chuộng. Bởi nó có tính lắng lọc rất cao. Tuy nhiên, việc đó đồng nghĩa là sẽ có nhiều ống thông nhau hơn bên trong bể phốt.
Có 3 trường hợp xảy ra.
+ Chiều cao vị trí đặt ống trên vách vị sai.
Đây chính là khi bạn đặt chiều cao của ống từ ngăn 2 sang ngăn 2 thấp hơn ngăn 2 sang ngăn 3… Khi các ngăn đều đầy chất lỏng. Ngăn lắng cuối cùng bao giờ cũng chứa lượng chất lỏng bằng hoặc cao hơn các ngăn 1, 2… Khi đó, lượng chất lỏng cần đẩy từ ngăn 1 sang 2, 2 sang 3 sẽ không thực hiện được. Đây chính là hiện tượng ống thông nhau. Nơi nào cao hơn nơi ấy chảy xuống vị trí thấp hơn.
Đương nhiên, ngăn 1 lúc này cứ bị ứ thải mà không đi đâu được. Sẽ bị tắc và ứ đầy nhanh chóng.
+ Chiều cao đúng nhưng vị trí đầu thông nước lại quá sâu hoặc quá nông.
Trong bể phốt luôn phân ra làm 3 lớp chất riêng biệt. Lớp dưới cùng chứa mùn đã phân hủy và những loại chất thải nặng – khó phân hủy. Lớp giữa hầu như là nước và phù dung. Còn lớp trên cùng chính là phần chất thải mới như phân, các váng mỡ, đồ ăn thừa…
Mong muốn của chúng ta là chỉ có phần nước được trôi qua ống thông nhau thôi. Nên cách đặt ống trong bể phốt tốt nhất đó chính là phần miệng ống ở khoảng 1/2 chiều cao bể. Chính là vị trí của lớp nước bên trong. Nó sẽ trôi rất thuận tiện sang các ngăn bên.
+ Trường hợp 3 chính là đặt sai cả 2 cách đặt ống trên gộp vào. Ống nhỏ và miệng ống nằm không đúng vị trí.
3/ Sử dụng ống kém chất lượng.
Điều này thường rất ít xảy ra. Tuy nhiên có thể gặp phải ở một số công trình chủ đang ở mua lại của những công ty xây nhà để bán. Chỉ sử dụng thời gian thôi ống đã bị mục nát hoặc vỡ rồi. Nó ngăn mọi chất thải đi qua khi đó. Và điều gì xảy ra chắc chắn bạn đã biết.
Đội thông tắc – hút bể phốt tại TP Hải Dương như chúng tôi lại có việc để làm rồi.
Không chỉ thông tắc không đâu. Bạn còn cần phải gọi thợ đến để sửa lại bể phốt nữa. Với đa số nhà đặt vị trí bể phốt ở dưới móng nhà như hiện nay ở Hải Dương. Việc này sẽ kéo theo việc phải sửa lại cả nền nhà chỗ đó nữa. Phức tạp vô cùng.
Do vậy, bạn nên lưu ý và tránh những sự việc như trên xảy ra. Cách đặt ống trong bể phốt cần đúng. Giảm thiểu mọi vấn đề về tắc nghẽn xảy ra bên trong nó.