Nội Dung
Với lối kiến trúc ngày càng khép kín trong không gian hẹp như hiện nay. Ngoài việc chú ý đến bản thiết kế chi tiết phần móng, phần cột và tường nhà. Bạn còn cần phải để ý đến các bể chứa nước sạch, hệ thống tự hoại chìm dưới lòng đất. Nếu nghiên cứu tốt sơ đồ bể phốt hay bể chứa nước sinh hoạt. Bạn sẽ ít phải lo lắng đến bảo dưỡng hoặc sửa chữa khi sử dụng.
Nhất là với hệ thống tự hoại. Bạn phải thường xuyên động chạm đến nó là một nỗi ám ảnh. Sai kỹ thuật sẽ mang đến hậu quả khá nghiêm trọng.
Đọc trước: Sai lầm về việc đặt ống trong hệ thống tự hoại âm
Tại sao việc thiết kế sơ đồ bể phốt lại quan trọng
Ai cũng hiểu, những gì càng nằm sâu – chôn chặt thì càng cần phải tỷ mỷ – kỹ lưỡng. Và nó thì cực kỳ ngại trong vấn đề đào bới – động chạm. Nên đây cũng là một lý do khiến bạn phải thực sự chú tâm đến nó khi thiết kế.
Mặt khác, khi bạn nghiên cứu và đưa ra một sơ đồ phù hợp với không gian móng. Bạn sẽ sắp xếp khoa học được không chỉ bể phốt mà còn cả bể chứa nước sạch, các hệ thống ống cấp – thoát, cột gia cố, cột chịu lực khi thi công nữa. Mọi thứ đều sẽ hoàn hảo ở từng vị trí thích hợp như: Bể phốt và bể nước sạch nên cách xa nhau….
Về mặt kỹ thuật:
Hiện nay, các loại bể thường dùng nhất là bể phốt 3 ngăn. Còn một số công trình cũ vẫn sử dụng bể loại 2 ngăn. Đặc biệt là với các khu sinh hoạt phức tạp. Bể có thể chuyển dạng sử dụng là 5 ngăn.
Bài liên quan: Tìm hiểu bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn
Do vậy, kỹ thuật thiết kế cũng cần đảm bảo từ thể tích thích hợp với diện tích mặt sàn. Số liệu chia thể tích cho từng ngăn bể cũng cần đạt chuẩn để nó phân hủy – lưu trữ một cách tốt nhất. Tránh tình trạng ngăn lắng (ngăn chứa chính) quá bé mà ngăn lọc và ngăn tràn lại quá lớn. Không phát huy hiệu quả….
Nhìn chung, khi bạn thiết kế được sơ đồ bể phốt chuẩn – thích hợp. Nó sẽ tăng tuổi thọ sử dụng bể, giảm đi mùi hôi thối bốc lên và như vậy sẽ giảm đi khoản tiền phải chi ra cho việc thông tắc – hút bể phốt.
Sơ đồ bể phốt thế nào là tốt nhất
Như mọi người đều biết, hệ thống tự hoại hay còn gọi là hệ thống bể phốt hiện nay thường được kết cấu 3 phần chính:
- Bệt ngồi (bồn cầu – toilet)
- Đường ống dẫn thải – thoát khí
- Ngăn bể cứng
1/ Xây dựng bể chứa thải tự phân hủy 3 ngăn
Đây là loại bể thường được sử dụng nhất hiện nay. Tùy từng công trình để có thể dùng bể composite sẵn hoặc xây mới bằng gạch – bê tông.
Với loại bể nhựa composite. Nó đã có kích thước cố định, hệ thống ống thông nhau cũng được thiết kế chuẩn theo nghiên cứu của nhà sản xuất. Hệ thống ống thông hơi, nắp bảo dưỡng cũng luôn có sẵn. Bạn chỉ cần về đặt xuống vị trí hầm đào sẵn, lắp đường ống phù hợp là sử dụng được ngay.
Còn với công trình xây dựng bằng gạch hoặc bê tông. Điều đáng chú ý là việc phân chia tỷ lệ bể thành: 1/2 – 1/4 – 1/4 tương đương cho ngăn lắng, ngăn lọc và ngăn tràn. Hoặc có thể lớn hơn cho ngăn lắng – phần còn lại chia đôi cho ngăn lọc và tràn.
Điều đáng quan tâm khi thiết kế là nên tính toán về diện tích đặt bể sao cho phù hợp với diện tích móng nhà. Tiếp đến là cần chú ý về:
- Loại gạch cần để thi công
- Mác xi măng
- Độ dày của thành bể, độ dày của lớp chát
- Độ cao của vị trí đặt ống thông nhau
- Nơi đặt ống thoát khí – nắp bảo dưỡng bể phốt
- Tấm đan sắt để đổ bê tông làm nắp bể: Kích thước của mỗi tấm, mác xi măng, tỷ lệ sỏi, cát, nước…
Đây là những thông tin hết sức quan trọng và nó cần được lên chi tiết trước khi bắt tay vào thi công.
2/ Hệ thống đường ống dẫn
Có rất nhiều người cho rằng phần này không quan trọng lắm trong chất lượng công trình. Tuy nhiên, nó lại hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng đến phần đặt hộp kỹ thuật trong nhà và nhất là việc dễ bị tắc cống thoát bồn cầu hay không? Mỗi khi bị tắc bạn sẽ luôn nghĩ đến viễn cảnh phải đục phá tường để thông. Liệu bạn có muốn điều ấy?
Chắc chắn là không rồi. Vậy nên bạn cần lưu ý chọn ống sao cho phù hợp nhé!
- Thường ống thoát chính luôn được chọn là 90mm hoặc 110mm Tùy thuộc vào loại xi phong bồn cầu lắp đặt.
- Luôn làm ống chếch ở những khúc chuyển hướng. Tránh dùng góc vuông dễ giữ lại phân – giấy gây tắc.
- Khi cần thu đường ống nên thu giật cấp từ từ.
- Ống thông hơi có thể sử dụng phi 34 hoặc 27
Cần tính toán cụ thể lượng ống và loại ống cần dùng để tránh lãng phí khi thi công thừa. Mối cắt ghép – hàn, dán cần chú ý trống rò rỉ.
Nên dùng loại ống có độ dày cao từ 2mm đến 2.5mm (khoảng c2 – c1).
3/ Lắp đặt bồn cầu
Bồn cầu là thiết bị được sản xuất và mua theo mẫu của công ty sản xuất. Chúng ta chỉ việc lựa chọn nó để lắp vào nhà vệ sinh của mình mà thôi. Nhưng khi thi công cần đặc biệt chú ý và kỹ thuật lắp đặt như:
- Đo tâm hố chờ với tâm xi phông để đặt chuẩn – tránh bị lệch.
- Các loại gioăng bắt cần kín và đều.
- Chèn khe chân bồn cầu với sàn thật cẩn thận.
- Mặt bằng ổn định, chống xê dịch do nghiêng sàn lớn
Điều này giúp cho quá trình sử dụng không bị mùi hôi thối bốc lên trên nhà vệ sinh. Hoặc giữ lại chất thải khi xả nước.
Tin liên quan: Cách khắc phục mùi hôi bốc lên từ cống thoát
Với những điều kể trên. Bạn thiết kế được sơ đồ bể phốt chuẩn và phù hợp. Chắc chắn việc bị tắc hoặc đầy mà phải gọi đến thợ thông hút bể phốt tại Hải Dương đến xử lý cho bạn sẽ rất ít phải diễn ra. Hoặc có cũng chỉ là đúng thời gian bể phải đầy mà gọi đến hút mang đi mà thôi.
Việc thông hút cũng nhanh hơn do bể luôn có đường bảo dưỡng cho thợ làm việc. Tránh được tình trạng đục phá gây hư hại công trình.