Cách đi đường nước nhà vệ sinh

Nội Dung

Như mọi người đều biết, kiểu thiết kế nhà hiện nay số lượng nhà vệ sinh rất nhiều. Trên mỗi tầng luôn ít nhất có 1 khu tắm rửa riêng biệt. Và trong đó, hầu hết đều trang bị đầy đủ các thiết bị như: Chậu rửa mặt, bồn cầu, bình nóng, vòi tắm, vòi rửa… Ngoài ra, có những vị trí để nước cho máy giặt hoặc những thiết bị dùng nước khác. Khi đó cần có cách đi đường nước nhà vệ sinh gọn và tốt nhất.

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một sơ đồ đường nước cấp và thoát cho nhà 3 tầng với 3 phòng vệ sinh giống nhau.

Mong rằng, với sơ đồ này bạn sẽ có một thiết kế đẹp và thuận tiện nhất cho mình.

cách đi đường nước nhà vệ sinh

Cấu tạo chính của một hệ thống đường nước cho nhà vệ sinh

Một nhà vệ sinh ngoài hệ thống đường điện âm tường để cấp năng lượng cho các thiết bị. Đường nước cấp và thoát cũng vô cùng quan trọng. Trong đó bạn cần chú ý rất nhiều đến các phần chính không thể thiếu là:

+ Hệ thống cấp nước: Bể âm, bể trên cao, các máy bơm, thiết bị đóng ngắt, đường ống cấp nước lên xuống

+ Đường ống thoát nước: Thoát nước sàn, thoát nước từ thiết bị sử dụng nước, ống thoát thải bồn cầu…

+ Các thiết bị sử dụng: Bồn cầu, chậu rửa mặt, rửa bát, bồn tắm, chậu rửa tay….

Tuy nhiên, hôm nay chúng ta chỉ nói về cách đi đường nước nhà vệ sinh nên hệ thống những thiết bị hỗ trợ như máy bơm, van tự ngắt nước lên bể chứa… chúng tôi sẽ không nói đến. Mà chỉ đi tìm hiểu các loại đường ống trong nhà, một số các thiết bị thiết yếu trong nhà và cách lắp đặt chúng mà thôi.

sơ đồ đường ống nước

Đọc thêm: Khi bồn cầu bị tắc phải làm sao?

1/ Hệ thống ống cấp nước – thoát nước chính trong nhà

Đây là phần ống chính có đường kính lớn nhất trong nhà. Đường cấp thường dẫn từ bể trên cao xuống đến trần tầng 1. Sau đó ở mỗi tầng sẽ chia ra một đường nhánh để chuẩn bị cấp vào các thiết bị sử dụng nước. Nó thường được sử dụng là ống Φ 20 đến Φ 34. Chạy trong hộp kỹ thuật.

Các đường nhánh chia vào từng nhà vệ sinh gần như luôn chạy ngay bên dưới trần cao của từng tầng.

Đối với ống thoát nước chính trong nhà thì lại được sử dụng lớn hơn. Thường sử dụng là ống Φ78 hoặc Φ90. Các công trình hiện nay thường đặt nó ở hộp kỹ thuật để tiện cho việc thay thế và sửa chữa. Mọi đường ống thoát nước thải đều sẽ được dẫn nối vào ống thoát chính này.

ống thoát nhà vệ sinh

Một điều nữa là ống thoát chính ở đoạn từ âm mặt đất ra ống công cộng bao giờ cũng sẽ sử dụng ống lớn hơn như Φ100 hoặc Φ120.

Ống thoát thải bồn cầu là loại ống chính thứ 3 và cũng là cuối cùng. Nó sẽ thường dùng là ống Φ78. Cũng được đặt trong hộp kỹ thuật, nối với mọi thiết bị bồn cầu trong nhà với nhau.

2/ Các đường ống nối ngang – dọc

Sau các đường ống dẫn – thoát chính được đặt trong hộp kỹ thuật nói ở trên. Các đường ống nối các thiết bị trong nhà vệ sinh với đường ống chính gọi là ống dẫn nối. Nó có nhiệm vụ dẫn nước từ bể trên cao vào các đầu dùng nước của bồn cầu, chậu rửa, bồn tắm, các máy giặt, máy rửa bát, máy lọc….

Nó có 2 loại là loại nằm ngang và nằm dọc.

Từ ống nằm ngang sát trần, nó có thể được chia ra thành nhiều đường ống dọc chạy thẳng trong tường để đi đến các thiết bị. Ống nằm ngang sẽ được chuyển đổi bằng cút côn cho phù hợp với ống đầu cấp hoặc đầu ra. (đầu các thiết bị sử dụng nước thường là ống Φ27).

ống nước trong nhà vệ sinh

Đường ống thoát thì ngược lại. Mọi thiết bị thoát nước bẩn như chậu rửa, ống thoát sàn…. Khi xả nước đi sẽ dẫn hết về ống thoát ngang dưới sàn nhà vệ sinh. Từ đó nối dẫn tiếp ra ống thải chính.

Lưu ý chỉ riêng ống thoát của toilet là dẫn riêng biết luôn ra ống thoát xuống bể phốt mà thôi.

Bài liên quan: Sơ đồ bể phốt trong nhà

3/ Ống nối thiết bị

Loại ống này có 2 loại. Một loại là ống dẫn mềm – linh động như ống sun ruột gà, ống kẽm để đưa nước từ đầu âm tường vào các thiết bị như bồn cầu, vòi rửa, dây cấp máy giặt. Và loại còn lại cũng là ống PVC hoặc PR nối từ các nguồn cấp nước khác như ống dẫn nước nóng từ bình nóng đến vòi tắm…

Thường những loại ống mềm luôn được bán kèm các thiết bị. Khi nào lắp đặt thì người lắp thiết bị nối vào linh hoạt. Chỉ ống cấp nước nóng sẽ được chạy trước trong tường trước bằng ống chịu nhiệt mà thôi.

4/ Các ống bẫy nước – xi phông

Đây là một loại ống cong ở những đầu thoát nước từ thiết bị trước khi nó được dẫn ra ống nối thoát. Nó có khả năng giữ lại một lượng nước nhất định ở đoạn ống cong đó. Nhờ đó mà những mùi hôi hoặc các con côn trùng khó có thể chui ngược lên thiết bị dùng nước được.

xi phông

Nó như một loại van tự động để ngăn mùi hôi thối và những con côn trùng vậy. Nhất là đối với thiết bị bồn cầu.

5/ Ống thông khí.

Thực chất đây là một đoạn ống nối cả ống thoát và ống cấp nước. Hoặc cũng có thể đường ống cấp nước đi riêng 1 đường thoát khí, ống thoát đi 1 đường thoát khí riêng biệt.

Ống này thường dùng là Φ 20 đến Φ27. Có chức năng rất quan trọng đó là hỗ trợ cho việc nước thoát được đều, không bị nén áp lực xuống dưới. Nếu không có nó, khi bạn xả nước thì khí sẽ phải bị đẩy ngược lại về thiết bị dùng nước. Như vậy nước chảy không đều mà còn mang lại mùi hôi bốc ngược nữa.

6/ Các thiết bị sử dụng nước

Liệt kê các thiết bị sử dụng nước trong nhà vệ sinh rất nhiều. Nhưng bạn có thể thấy những thiết bị sau là không thể thiếu:

  • Chậu rửa mặt
  • Chậu rửa bát
  • Bình nóng lạnh
  • Vòi tắm – vòi rửa
  • Máy giặt….

Những thiết bị này đều cần đầu cấp nước và thoát nước đầy đủ khi thiết kế.

Lưu ý trong cách đi đường nước nhà vệ sinh

Được rút kinh nghiệm qua nhiều năm. Hiện nay, các kỹ sư thiết kế cũng như thợ thi công rất chú ý đến một số vấn đề sau trong cách đi đường nước nhà vệ sinh. Nó giúp cho việc sử dụng thuận tiện hơn, khi cần sửa chữa, thay thế, thay đổi vị trí sử dụng thiết bị cũng nhanh, đơn giản. Đảm bảo thẩm mỹ cho không gian trong nhà.

1/ Ống thoát nước bồn cầu luôn thấp nhất

Công nghệ hiện đại, rất nhiều công trình hiện nay có thể ghép luôn 2 loại ống thải nước và ống thải bồn cầu vào làm một. Nên khi đó, đặc biệt phải thiết kế đường thoát thải bồn cầu phải thấp nhất. Tránh việc tràn nước từ nơi bồn cầu đến các thiết bị khác. Và cũng giúp tránh được mùi hôi thối.

ống thoát thải trong nhà vệ sinh

Đọc thêm: Sai lầm về đặt ống bể phốt

2/ Luôn tính toán kỹ trong việc đặt ống thông khí

Rất nhiều công trình sử dụng đường nước có áp lực rất yếu. Mặc dù bể đặt trên cao và các đường gấp đều dùng cút chếch. Tuy nhiên mọi người lại không hiểu lý do tại làm sao nó lại như vậy.

Khi kỹ thuật lắp ống đặt chuẩn. Bạn thấy hiện tượng như vậy nên để ý đến ống thông khí. Bởi như vậy nghĩa là hệ thống đường nước cấp – thoát đang bị dồn nén khí bên dưới quá nhiều. Khi xả nước nó sẽ không có đường cho khí thoát ra. Càng ngày nén càng mạnh nên nước chảy không đều.

Với hệ thống bể phốt, tình trạng ấy khiến cho khả năng tự hoại kém đi, mùi hôi hay bị bốc ngược lại bồn cầu. Rất dễ phải gọi đội hút bể phốt tại Hải Dương đến hỗ trợ thông tắc – hoặc hút thải đầy sớm.

3/ Dùng nhiều cút vuông để chuyển hướng

Cút vuông sẽ không tạo ra dòng chảy tốt cho nước. Nó khi bị chuyển hướng đột ngột như vậy sẽ tạo ra 2 tình huống bất lợi.

cách đi đường nước nhà vệ sinh

  • Dòng nước chảy không đều và có hiện tượng dội ngược lại.
  • Gấp khúc đột ngột khiến tại điểm đố dễ bị ứ tắc. Tạo cơ hội cho các mảng bám có thể được giữ lại trong cống.

Lời khuyển của chúng tôi là nên sử dụng 2 ống chếch tù thay cho 1 cút góc vuông.

4/ Nên tạo ra các đầu nước chờ sẵn

Tránh việc phải đục phá khi thiết kế hệ thống nước âm tường rồi. Nhưng về sau lại muốn lắp thểm thiết bị nào đó. Hoặc thay đổi vị trí của các thiết bị phải đục phá tường. Cải tạo lại đường cấp – thoát nước. Chúng tôi khuyên bạn nên luôn luôn đặt thêm những đầu nước chờ  sẵn. Khi cần chỉ việc bịt đầu cũ lại và nối đầu mới mà sử dụng thôi.

Ngoài những điều kể trên. Bạn cũng cần phải hết sức lưu ý trong kỹ thuật lắp đặt các thiết bị nước nữa nhé. Thiết bị nào cũng nên đảm bảo có ống xi phông cong để không bị mùi hôi thối bốc ngược…